Chú thích Phạm_Phú_Thứ

  1. Ghi theo Nguyễn Kim Hưng, Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1362) và Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, mục từ "Phạm Phú Thứ". GS. Trần Văn Giáp (tr. 1047) ghi Phạm Phú Thứ sinh năm 1820.
  2. Theo Chính biên (tr. 765) và GS. Trần Văn Giáp (tr. 1047). Có nguồn ghi: "được vua Tự Đức đổi tên", là không chính xác.
  3. Ghi theo Trần Văn Giáp (tr. 1047).
  4. 1 2 3 Theo Nguyễn Kim Hưng, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1362-1363
  5. Chép theo Chính biên (tr. 758). Tiến sĩ cập đệ gồm ba thí sinh đỗ cao nhất, nhưng sách này không ghi rõ ông Thứ đã đạt danh hiệu gì.
  6. Theo Website Tri thức Việt, thì: "Gặp lúc tàu chiến PhápTây Ban Nha vào bắn phá cửa biển Đà Nẵng, ông dâng sớ xin lập đội nghĩa quân ở Quảng Nam để chống quân ngoại xâm, nhưng không được vua nghe". Tuy nhiên, tra trong các sách ở mục "sách tham khảo", đều không thấy thông tin này.
  7. Theo Quốc triều sử toát yếu, phần "Chính biên", tr. 405.
  8. Theo Trần Văn Giáp, tr. 1047.
  9. Theo Quốc triều sử toát yếu, phần "Chính biên", tr. 425. Cụm từ "bọn trộm cướp thường qua lại", rất có thể ám chỉ các đội quân kháng Pháp lúc bấy giờ.
  10. Đào sông rồi mới tâu, ông bị nhà vua truyền chỉ giáng lưu (Quốc triều sử toát yếu, phần "Chính biên", tr. 484).
  11. Theo Quốc triều sử toát yếu (phần "Chính biên", tr. 483). Theo website Tri thức Việt, thì đây "là trường ngoại ngữ đầu tiên do chính quyền mở trên đất nước Việt Nam".
  12. Quốc triều sử toát yếu, phần "Chính biên", tr. 491.
  13. Năm mất ghi theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1363) và Trần Văn Giáp (tr. 1047). Chính biên chép ông mất năm Tự Đức thứ 34 (1881) có thể là lầm, vì tháng 12 (âm lịch) năm 1881, ông còn "nhận khánh vàng do nước Y Pha Nho (Tây Ban Nha) gửi tặng".
  14. 1 2 Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tr. 1047.
  15. Mục Tác phẩm, lược theo Trần Văn Giáp, tr. 1047-1048.
  16. Quốc triều sử toát yếu, phần "Chính biên", tr. 485-486.
  17. Liêm bổng bao gồm tiền dưỡng liêm và tiền lương bổng.
  18. Năm 1804, một phương gạo bằng 13 thăng (1 thăng bằng 2 lít) hay 30 bát gạt bằng miệng (theo Đại Nam Điển Lệ, trang 223).
  19. Trích trong Việt Nam máu lửa quê hương tôi (hồi ký) của Hoàng Linh Đỗ Mậu. Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 1995, tr. 319. Cũng theo tác giả này, phi công Phạm Phú Quốc, người tham gia ném bom dinh Độc Lập năm 1962, thuộc dòng dõi ông Thứ.
  20. Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Quảng Nam.